- Th6 23, 2021
- admindgp
- Xử lý nước thải
- 0 Comments
Công ty xử lý nước thải y tế Đoàn Gia Phát chuyên thi thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải y tế . Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại sau để được tư vấn hỗ trợ: 0917080011
1.THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó sẽ là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Chính điều này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành Y tế của Việt Nam hiện nay.
Gắn liền với y tế cơ sở, các năm gần đây đã xây dựng được thêm nhiều các trung tâm y tế chuyên sâu và từng bước được xây dựng và phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, TP. HCM. Nhiệm vụ của các trung tâm y tế chuyên sâu là từng bước mở rộng các chuyên khoa đầu ngành và giúp chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất thì hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế được trang bị các thiết bị y tế hiện đại.
Bên cạnh với việc phát triển của ngành y tế thì một thách thức không nhỏ đối với vấn đề môi trường từ lượng rác thải, nước thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh.
Xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở khám, chữa bệnh được ngành y tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã có rất nhiều công trình xử lý chất thải y tế được đầu tư, xây dựng, tuy vậy, ngành y tế đang gặp không ít khó khăn để giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Thống kê từ Bộ Y tế cho biết, trong số 13.000 cơ sở y tế của cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
2. NƯỚC THẢI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
Trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nước thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, cán bộ công nhân viên trong bệnh viện như ăn uống, tắm, vệ sinh, nhà ăn
- Nước thải phát sinh từ các phòng khám và điều trị bệnh như rửa dụng cụ thiết bị y tế, nước thải sau quá trình phẫu thuật, nước thải từ quá trình xét nghiệm, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, từ khoa sản, và quá trình vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh.
Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Nước thải sinh hoạt có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất dinh dưỡng (N, P), các khuẩn Coliform và các vi khuẩn gây bệnh khác.
Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị
đặc trưng |
Giá trị C QCVN 28:2010/ BTNMT | |
A | B | ||||
1 | pH | – | 6 – 8 | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 (20oC) | mg/l | 150 – 450 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 300 – 500 | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 100 – 300 | 50 | 100 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | — | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 15 – 30 | 5 | 10 |
7 | Nitrat (tính theo N) | mg/l | 50 – 80 | 30 | 50 |
8 | Phosphat (tính theo P) | mg/l | 10 – 20 | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | — | 10 | 20 |
10 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | — | 0,1 | 0,1 |
11 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | — | 1 | 1,0 |
12 | Tổng coliforms | MPN/100ml | 103 – 107 | 3.000 | 5.000 |
13 | Salmonella | Vi khuẩn/100ml | — | KPH | KPH |
14 | Shigella | Vi khuẩn/100ml | — | KPH | KPH |
15 | Vibrio cholerae | Vi khuẩn/100ml | — | KPH | KPH |
Các số liệu phân tích nước thải bệnh viện chưa qua xử lý như bảng trên cho thấy có hầu hết các thông số đều vượt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT – Cột A, B (quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế), trong đó hàm lượng các chất hữu cơ và chất lơ lửng, Amoni, Coliforms cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn cho phép.
3. SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
Sau đây là sơ đồ xử lý nước thải y tế của công ty xử lý nước thải Đoàn Gia Phát đang áp dụng và đem lại hiệu quả cao cho nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động khám chữa bệnh của của cơ sở y tế
SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
4. THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
Nước thải sinh hoạt của nhân viên và khách hàng sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải chung của công ty.
Nước thải rửa tay, sát trùng dụng cụ, nước thải xét nghiệm sẽ được dẫn trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải được thu gom vào bể gom sau đó dẫn qua bể điều hòa. Nước thải phát sinh từ hoạt động của Bệnh viện sẽ được thu gom bằng hệ thống ống dẫn trước khi chảy qua rổ vớt rác và vào bể điều hòa Bể này có chức năng chính như sau:
- Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý sinh học phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.
- Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư.
- Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;
- Phân hủy một phần các chất ô nhiễm.
Sau đó nước thải được bơm lên bể Bể sinh học hiếu khí đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải rất tốt.
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tự tràn qua bể lắng. Tại đây các cặn bùn sẽ lắng xuống đáy. Một phần bùn này sẽ được bơm tuần hoàn về bể vi sinh để đảm bảo hàm lượng bùn trong bể. Phần còn lại được đưa về bể chứa bùn .
Nước sau quá trình lắng sẽ qua bể khử trùng Tại đây nước được khử trùng bằng Chlorine trước khi thải ra môi trường.
Quá trình tiêu diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh.
Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý.
5. QUY CHUẨN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Y TẾ
Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.
Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.
K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2.
Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
– |
6,5 – 8,5 |
6,5 – 8,5 |
2 |
BOD5 (200C) |
mg/l |
30 |
50 |
3 |
COD |
mg/l |
50 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1,0 |
4,0 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7 |
Nitrat (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8 |
Phosphat (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
9 |
Dầu mỡ động thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
10 |
Tổng hoạt độ phóng xạ α |
Bq/l |
0,1 |
0,1 |
11 |
Tổng hoạt độ phóng xạ β |
Bq/l |
1,0 |
1,0 |
12 |
Tổng coliforms |
MPN/ 100ml |
3000 |
5000 |
13 |
Salmonella |
Vi khuẩn/ 100ml |
KPH |
KPH |
14 |
Shigella |
Vi khuẩn/ 100ml |
KPH |
KPH |
15 |
Vibrio cholerae |
Vi khuẩn/ 100ml |
KPH |
KPH |
Ghi chú:
– KPH: không phát hiện
– Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.
– Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Giá trị của hệ số K
Loại hình |
Quy mô |
Giá trị hệ số K |
Bệnh viện |
≥ 300 giường |
1,0 |
< 300 giường |
1,2 |
|
Cơ sở khám, chữa bệnh khác |
|
1,2 |
6. CÔNG TY XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
Với bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải thủy sản, nước thải nhiễm dầu, xử lý nước thải chăn nuôi heo, nước thải luyện kim, nước thải xi mạ, nước thải nhà máy giấy, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải sản xuất tinh bột mỳ, nước thải sản xuất gỗ, nước thải bệnh viện, nước thải phòng khám đa khoa, nước thải nhiễm phèn….vv.
Công ty thiết kế thi công xử lý nước thải Đoàn Gia Phát chúng tôi luôn cố gắng học hỏi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như giúp khách hàng tiếp cận với các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đối với công nghệ xử lý nước thải. Bằng sự nổ lực đó là sự tin tưởng của hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của công ty chúng tôi.
Quý khách hàng khi có nhu cầu xử lý nước thải y tế hãy liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau để tư vấn hỗ trợ.
Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Liên hệ ngay: Công ty TNHH TM-DV-XD Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn
Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.