- Th5 5, 2022
- Linh Võ
- Giấy phép môi trường
- 0 Comments
Lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương dự án nhóm I hoặc nhóm II tại Bình Dương
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một trong bảy đô thị vệ tinh của TP.HCM, là tâm điểm của vùng động lực kinh tế Tp.HCM ‐ Đông Nam Bộ. Bình Dương là một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước: Đã quy hoạch: 10.742 ha; 30 KCN & 12 cụm CN đang hoạt động; Quy hoạch đến năm 2020 với quy mô lên đến 5.600 ha gồm 7 khu công nghiệp. Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ…
Song song với việc phát triển kinh tế, Bình Dương không ngừng nổ lực đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền tập huấn cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bắt được các thông tin, quy định mới nhất về bảo vệ môi trường để tiến hành thực hiện đúng và đủ các thủ tục môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cơ sở sản xuất bánh kẹo
Thời điểm lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Cơ sở, KCN, CCN đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực (01/01/2022), trừ trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần (giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi).
Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực (01/01/2022) trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
Quy trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
– Khảo sát, thu thập tài liệu:
+ Khảo sát vị trí, hiện trạng hoạt động kinh doanh của cơ sở;
+ Thu thập tài liệu, khảo sát hiện trạng công trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
+ Kiểm tra, lấy mẫu phân tích và đánh giá chất lượng môi trường khu vực cơ sở (nếu có).
– Xây dựng báo cáo: nội dung bao gồm thông tin chung về dự án, cơ sở; đánh giá sự phù hợp của dự án cơ sở với quy hoạch, khả năng chịu tải của môi trường; kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư; nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường; kết quả quan trắc môi trường của cơ sở; chương trình quan trắc môi trường của cơ sở; kết quả kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường đối với cơ sở; cam kết của chủ dự án đầu tư.
– In ấn, ký và đóng dấu hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường và nộp hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép môi trường kèm phí thẩm định cấp giấy phép môi trường;
– Cơ quan cấp giấy phép môi trường tiến hành thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và hoạt động kiểm tra thực tế;
– Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở, KCN, CCN đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Hồ sơ pháp lý lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
– Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất;
– Bản vẽ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
– Chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (nếu có);
– Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc văn bản có liên quan đến công trình bảo vệ môi trường;
– Phiếu kết quả quan trắc môi trường tại cơ sở (trong vòng 02 năm liền kề trước thời điểm lập báo cáo);
– Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục (nếu có);
– Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc môi trường;
– Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cơ quan nhà nước ban hành;
– Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu có);
– Giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Lựa chọn Công ty môi trường Đoàn Gia Phát lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường tại Bình Dương
Công ty môi trường Đoàn Gia Phát với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ môi trường cho nhiều doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực ngành nghề và các tỉnh thành khác nhau chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách sự hài lòng và tin tưởng.
Giấy phép môi trường là hồ sơ cần thiết để dự án, cơ sở được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Quý khách hàng khi có nhu cầu hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau để tư vấn hỗ trợ và nhận giá ưu đãi nhất.
Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Liên hệ ngay: Công ty TNHH TM-DV-XD Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn
Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.