- Th6 30, 2021
- admindgp
- Xử lý nước thải
- 0 Comments
Công ty xử lý nước thải y tế Đoàn Gia Phát chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm . Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại sau để được tư vấn hỗ trợ: 0917080011
1. NGÀNH DỆT NHUỘM TẠI VIỆT NAM? XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Việt Nam hiện có khoảng 177 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất vải; 66 dây chuyền in hoa; 193 dây chuyền nhuộm liên tục; 750 máy nhuộm gián đoạn và khoảng 100 thiết bị nhuộm dạng sợi. Tuy nhiên, trình độ công nghệ trong ngành nhuộm chậm hơn các khu vực xung quanh khoảng 15 – 20 năm. Số doanh nghiệp sử dụng công nghệ đồng bộ cao chỉ chiếm khoảng 15 – 20%, doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ trung bình tới 70%, khoảng 10 – 15% DN sử dụng công nghệ thấp…Đáng nói, lượng hóa chất các loại sử dụng trong doanh nghiệp dệt, nhuộm khoảng 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm, trong đó có cả hóa chất dạng vô cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác nhau. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ nên thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất, bán sản phẩm của mình và phản ứng rất thụ động đối với công tác quản lý hóa chất. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến công tác này sau khi có sự cố xảy ra hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất ở doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm môi trường làng nghề cho thấy, các làng nghề dệt may đa phần không sử dụng lò đốt, vì vậy ô nhiễm không khí với các làng nghề trên chủ yếu mang tính cục bộ, trong khu vực sản xuất như bụi phát sinh từ các nhà máy dệt, chưa có hệ thống xử lý nước thải và nước thải chủ yếu được thải ra các rãnh, mương máng và đổ ra sông. Không những vậy, chất thải rắn tại các làng nghề được đổ ra bãi chôn lấp chung và được các công ty môi trường đến thu gom, đưa đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt.
Thực trạng hiện nay cho thấy ngành nhuộm là ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là nước thải và ô nhiễm mùi. Một số công ty đi đôi với việc phát triển sản xuất thì rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến vấn đề môi trường gây nguy cơ tiêm tàng đến môi trường xung quanh.
2. NƯỚC THẢI PHÁT SINH TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DỆT NHUỘM
Trong quá trình quy trình sản xuất dệt nhuộm nước thải phát sinh chủ yếu trong các công đoạn sản xuất như sau:
Nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao
Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước dệt nhuộm
Công đoạn |
Chất ô nhiễm trong nước thải | Đặc tính của nước thải |
Hồ sợi, Giũ hồ |
Tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp |
BOD cao (34%÷50% tổng sản lượng BOD) |
Nấu tẩy | NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri, xơ sợi vụn |
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng BOD) |
Tẩy trắng | Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit,… |
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD |
Làm bóng | NaOH, tạp chất | Độ kiềm cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), rắn tổng số cao |
In | Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, axit,… |
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ |
Hoàn thiện | Vết tinh bột, mỡ động vật, muối | Kiềm nhẹ, BOD thấp |
3. NỒNG ĐỘ Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa…), vào tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng… Các độc tố ở trong nước thải của các nhà máy dệt may còn thay đổi dao động phụ thuộc vào trang thiết bị sản xuất.
Xí nghiệp Các thông số |
Đơn vị | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đặc tính sản phẩm | Hàng bông dệt thoi |
Hàng pha dệt kim |
Hàng pha dệt kim |
Dệt len |
Sợi | |
Nước thải | m3/1tấn vải | 394 | 264 | 280 | 114 | 236 |
pH | 8-11 | 9-10 | 9-10 | 9 | 9-11 | |
TS (tổng hàm lượng chất rắn) |
mg/l | 400-1000 | 950- 1380 |
800- 1100 |
420 | 800- 1300 |
BOD5 | mg/l | 70-135 | 90-220 | 120-400 | 120- 130 |
90-130 |
COD | mg/l | 150-380 | 230-500 | 570- 1200 |
400- 450 |
210- 230 |
Độ màu | Pt – Co | 350-600 | 250-500 | 1000- 1600 |
260- 300 |
4. SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Tuỳ theo yêu cầu và mức độ ô nhiễm của nước thải, người ta có thể dùng phương pháp xử lí hóa lí hay sinh học hoặc kết hợp cả hai. Dây chuyền xử lý kết hợp thường cho hiệu quả cao hơn. Dưới đây công ty Đoàn Gia Phát giới thiệu quy trình xử lí nước thải dệt nhuộm kết hợp phương pháp hóa lí và sinh học như sau:
5. THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Nước thải đầu vào được dẫn vào mương dẫn có đặt Thiết bị lược rác, nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm. Các chất thải rắn bị giữ lại tại thiết bị chắn rác sẽ được thu gom định kỳ và xử lý theo quy định.
Hố thu gom lưu chứa tập trung nước thải trong một khoảng thời gian vừa đủ để sau đó nước thải được bơm chìm bố trí trong bể bơm lên Tháp giải nhiệt để giảm nhiệt độ của nước thải xuống giới hạn cho phép trước khi được qua các công đoạn xử lý tiếp theo.
Nước thải sau khi được giảm nhiệt tại tháp giải nhiệt sẽ tự chảy vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Ngoài ra, Bể cân bằng được bố trí máy thổi khí hoạt động liên tục để xáo trộn nước thải và ngăn chặn quá trình lắng cặn trong bể, hạn chế tình trạng gây phân hủy phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành.
Nước thải từ bể điều hòa được đưa qua cụm xử lý hóa lý bậc 1 gồm Bể phản ứng, Bể keo tụ, Bể tạo bông, Bể lắng hóa lý với chức năng như sau:
Bể phản ứng, Bể keo tụ: điều chỉnh pH sẽ được định lượng nhằm tạo môi trường tối ưu cho quá trình keo tụ – tạo bông phía sau. Hóa chất keo tụ được bổ sung vào nhằm thực hiện quá trình nén điện tích các hạt keo trong nước thải, nhằm liên kết chúng lại với nhau. Hóa chất keo tụ thường được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải như: phèn sắt, phèn nhôm hoặc PAC,… Đồng thời, hóa chất khử màu được châm vào bể để xử lý độ màu.
Bể tạo bông: hóa chất trợ keo tụ được bổ sung vào giúp cho kích thước các bông cặn lớn hơn và dễ lắng hơn.
Bể lắng hóa lý bậc 1: Các bông cặn với kích thước lớn được hình thành sẽ lắng xuống đáy bể lắng hóa lý bậc 1. Lượng bùn lắng hóa lý bậc 1 sẽ được thường xuyên bơm vào Bể nén bùn vì nếu lượng bùn lắng hóa lý bậc 1 được lưu quá lâu sẽ trở nên mịn và dễ gây đục nước. Phần nước trong sau lắng sẽ tự chảy vào Bể MBBR.
Bể sinh học MBBR là bể xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám trên các giá thể lơ lửng biochip. Vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Các giá thể này ở dạng đĩa tròn và lớp vật liệu này có diện tích tiếp xúc lớn giữ vai trò là giá thể để các vi sinh vật xử lý nước sinh sống. Trong điều kiện thổi khí liên tục, các giá thể lơ lửng và chuyển động trong nước thải. Các màng vi sinh được hình thành trên bề mặt giá thể có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng là màng vi sinh kỵ khí, lớp giữa là lớp màng vi sinh thiếu khí và lớp ngoài cùng là lớp màng vi sinh hiếu khí. Nhờ quá trình hình thành các lớp vi sinh khác nhau mà Bể sinh học MBBR có hiệu quả xử lý nitơ, phốt pho và BOD cao hơn rất nhiều so với bể bùn hoạt tính thông thường.
Bể sinh học hiếu khí Aerotank giúp giảm nồng độ các chất hữu cơ thông qua hoạt động của vi sinh tự dưỡng hiếu khí; thực hiện quá trình nitrate hóa nhằm tạo ra lượng nitrate cho hệ thống thiếu khí phía trước thông qua nhóm vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter.
Nước thải sau khi ra khỏi Bể sinh học hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua Bể lắng sinh học. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ Bể sinh học hiếu khí Aerotank. Một phần bùn sau lắng được bơm tuần hoàn về Bể sinh học MBBR để duy trì nồng độ bùn trong bể. Phần bùn dư còn lại được bơm vào Bể nén bùn để giảm độ ẩm vì bùn vừa bơm từ Bể lắng sinh học thường chứa độ ẩm khá lớn.
Phần nước trong sau khi qua Bể lắng sinh học sẽ tự chảy qua Bể khử trùng, đồng thời hóa chất khử trùng được Bơm định lượng vào bể để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,…có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Minh Hưng Sikico và được xả vào hệ thống thu gom, thoát nước thải của KCN.
Bể nén bùn: Quá trình xử lý hóa lý sẽ làm phát sinh lượng bùn từ hóa chất và các chất ô nhiễm sẽ được thường xuyên bơm từ bể lắng hóa lý 1 vào bể nén bùn.
Tại bể nén bùn Bơm bùn sẽ đưa bùn sau nén đến Máy ép bùn. Bùn sau khi ép sẽ định kì thu gom và xử lý theo quy định. Nước tách pha sinh ra từ Bể nén bùn sẽ tự chảy về Bể thu gom để tiếp tục được xử lý.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 13-MT : 2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải dệt nhuộm.
6. QUY CHUẨN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM- XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
QCVN 13-MT : 2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải dệt nhuộm
Thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
||
A |
B |
||||
1 | Nhiệt độ |
0C |
40 |
40 |
|
2 | pH |
– |
6-9 |
5,5-9 |
|
3 | Độ màu (pH = 7) | Cơ sở mới |
Pt-Co |
50 |
150 |
Cơ sở đang hoạt động |
Pt-Co |
75 |
200 |
||
4 | BOD5 ở 200C |
mg/l |
30 |
50 |
|
5 | COD | Cơ sở mới |
mg/l |
75 |
150 |
Cơ sở đang hoạt động |
mg/l |
100 |
200 |
||
6 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
|
7 | Xyanua |
mg/l |
0,07 |
0,1 |
|
8 | Clo dư |
mg/l |
1 |
2 |
|
9 | Crôm VI (Cr6+) |
mg/l |
0,05 |
0,10 |
|
10 | Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
có sử dụng nguồn phóng xạ.
– Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
6. CÔNG TY XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Với bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải thủy sản, nước thải nhiễm dầu, xử lý nước thải chăn nuôi heo, nước thải luyện kim, nước thải xi mạ, nước thải nhà máy giấy, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải sản xuất tinh bột mỳ, nước thải sản xuất gỗ, nước thải bệnh viện, nước thải phòng khám đa khoa, nước thải nhiễm phèn….vv.
Công ty thiết kế thi công xử lý nước thải dệt nhuộm Đoàn Gia Phát chúng tôi luôn cố gắng học hỏi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như giúp khách hàng tiếp cận với các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đối với công nghệ xử lý nước thải. Bằng sự nổ lực đó là sự tin tưởng của hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của công ty chúng tôi.
Quý khách hàng khi có nhu cầu xử lý nước thải dệt nhuộm hãy liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau để tư vấn hỗ trợ.
Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Liên hệ ngay: Công ty TNHH TM-DV-XD Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn
Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.