blog img

        Công ty Đoàn Gia Phát là nhà thầu Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải sản xuất bánh tráng với đủ loại nước thải như sinh hoạt, dệt nhuộm, thủy sản, mía đường, xi mạ với công nghệ xử lý tốt nhất hiện nay mà giả cả hợp lý, hỗ trợ tối đa về pháp lý cho doanh nghiệp. Gọi ngay 0917.08.00.11 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

1. Nguồn gốc của bánh tráng 

       Bánh tráng là một trong những món ăn được ưa chuộng trong bữa ăn của người Việt Nam. Do đó ngày càng nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng xuất hiện. Để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng.

       Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam. Gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Đôi khi được gọi là bánh đa.

       Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ bánh tráng và bánh đa. Ngoài ra còn dùng từ bánh khô, để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp. Loại bánh tráng dùng để gói nem (bánh đa nem) thì được gọi là bánh chả, do món nem rán ở đây gọi là chả.

       Nguyên liệu chính thường là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh… hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng, nếu pha nhiều bột sắn (khoai mì) sẽ làm cho bánh có vị chua.

2. Quy trình sản xuất bánh tráng 

Bước 1: Bạn cần pha loãng bột gạo với lượng nước vừa phải.Để tăng thêm độ dẻo sẽ cho một chút bột mì vào bánh tráng. Sau đó bánh sẽ được hấp cách thủy trong một chiếc nồi cao và trên miệng thì được bịt kín bằng một miếng vải.

Bước 2: Sau khi pha chế bột không dùng muôi hay muỗng mà cần có một chiếc gáo dừa để múc bột, tráng mỏng thật đều tay rồi chỉ cần đậy nắp lại. Bánh sẽ nhanh chóng được làm chín bằng hơi nước nóng. Bạn cũng cần chuẩn bị một dụng cụ để lấy bánh tráng ra đó là cây tre vót nhọn, sau đó đặt lên một cái vỉ dài, cũng được đan bằng tre. Trên mỗi vỉ sẽ đặt được 5 đến 6 chiếc bánh tráng, rồi đem vỉ đi phơi nắng chờ đến khi bánh khô là có thể dùng được. Tuy nhiên sau này, chiếc gáo dừa đã được thay bằng chất liệu nhựa hoặc inox để trông sạch sẽ hơn. Những chiếc moteurs cũng được đưa vào thay thế cho sức của con người trong việc khuấy bột.

Bước 3: Trong công đoạn sản xuất bánh tráng có một điều chúng ta không thể kiểm soát được đó là thời tiết. Nếu như hôm nào trời mưa thì coi như không thể phơi được bánh tráng. Chính vì lí do đó mà một hệ thống sấy hoàn chỉnh bằng nhiệt đã ra đời để giúp người dân có thể sản xuất bánh dưới mọi điều kiện thời tiết.

3. Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải

       Do đặc thù của sản phẩm sản xuất từ tinh bột, nước thải sản xuất bánh tráng chứa nhiều tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu sản xuất bánh tráng chứa nhiều tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là cacbonhydrat như tinh bột, đường , các loại axit hữu cơ,… có khả năng phân hủy sinh học.

       Ngoài ra, cơ sở còn phát sinh nước thải sinh hoạt do hoạt động của nhân viên làm việc tại cơ sở như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa,… Nguồn nước thải này có đặc tính khi chưa phân hủy có màu đen, chứa nhiều cặn lơ lửng, dầu mỡ và các phể thải khác. Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hoạt chất hữu cơ, các chất này dễ thối rửa, phân hủy và lượng lớn các vi sinh vật, vi khuẩn ký sinh.

4. Các tác động của nước thải đến môi trường

       Tác động đến cuộc sống của người dân xung quanh: Các hợp chất hữu cơ bị phân hủy sinh ra mùi khó chịu, phát sinh mầm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

       Tác động đến nguồn nước ngầm: xung quanh chung cư là các hộ dân sinh hoạt ăn uống sử dụng nước ngầm nếu nước thải này không qua xử lý mà xả trực tiếp thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất lớn điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

       Khi nước thải xả ra nguồn tiếp nhận sẽ làm hàm lượng SS, BOD, COD trong nước tăng lên, làm tăng độ đục, có thể gây nên độ màu, làm bồi đắp lớp cặn dưới lòng nước. Vì vậy, chi phí xử lý sẽ nhiều hơn và làm mất nhiều thời gian hơn để có thể phân hủy chất hữu cơ có trong nguồn nước thải.

       Hơn nữa, khi thay đổi chất lượng nước, tức thay đổi thành phần hóa học của nước sẽ làm cho công tác nghiên cứu, và khảo sát chất lượng nước tốn nhiều chi phí và công sức, khó khăn hơn trong việc quản lý cũng như sử dụng lại cho các mục đích khác.

       Chất thải có trong nước thải chủ yếu là các chất như: các chất rắn lơ lửng, COD hay BOD… Việc xả thải một lượng lớn nước thải có chứa chất rắn lơ lửng dạng sợi ra nguồn tiếp nhận làm ngăn cản ánh sáng đi vào trong nước, suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Trong khi điều kiện sống của các sinh vật trong nước liên quan mật thiết tới hàm lượng oxy hòa tan, hàm lượng oxy trong nước lại phụ thuộc vào nhiệt độ và khả năng oxy hóa khử của nước. Ngoài nhiệt độ và oxy đóng vai trò quan trọng đối với vi sinh vật, ánh sáng và chất dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các thủy sinh vật nhờ vào quá trình quang hợp. Lượng oxy hòa tan trong nước giảm có thể làm cho các loài thủy sinh vật chết và khi chết đi lại làm ô nhiễm nguồn nước. Ngược lại, nếu thải vào nguồn nước một lượng lớn chất dinh dưỡng như Nito, photpho… thì chúng sẽ gây phú dưỡng hóa nguồn nước mặt.

5. Lý do cần phải thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải

       Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải góp phần lớn trong việc tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

       Dự án giúp mọi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng cuộc sống xanh sạch đẹp.

6. Các phương pháp xử lý nước thải tốt nhất hiện nay

       Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và sử dụng. Với phương pháp này giúp giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường, điều có thể xảy ra với các phương pháp khác.

  + Công nghệ MBBR: Hệ thống xử sinh học hiếu khí MBBR được thiết kế trên cơ sở dữ liệu công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, an toàn trong vận hành và đặc biệt: dễ vận hành đang được áp dụng trên thế giới. Quy trình xử lý sinh học hiếu khí bằng phương pháp MBBR đạt hiệu quả xử lý cao, dễ dàng kiểm soát cân bằng chế độ thủy lực nhờ hệ thống van ống, đồng hồ đo lưu lượng. Bên cạnh đó, với lớp vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn nên sinh khối vi sinh cũng lớn, nâng cao khả năng chịu sốc của vi sinh (với bất cứ thay đổi bất thường nào của nước thải đầu vào) cao hơn nhiều so với các công nghệ sinh học truyền thống như phương pháp hiếu khí bùn truyền thống Aerotank, xử lý theo mẻ SBR, hoặc dạng công nghệ tích hợp giữa 2 phương pháp đó (AST). Với những công nghệ sinh học cũ này, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Lượng bùn vi sinh sinh ra trong quy trình MBBR giảm hẳn (gần 50%) so với các công nghệ sinh học truyền thống như Aerotank, SBR, hoặc AST. Do vậy, giảm được chi phí về quản lý cũng như xử lý bùn. Mặt khác do công nghệ MBBR mức độ xử lý tỷ lệ thuận với chiều sâu lớp nước tiếp xúc, vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn, mật độ vi sinh lớn và ổn định nên cho phép giảm thời gian lưu nước và giảm chi phí đầu tư xây dựng.

  + Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR là kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả và rất thành công tại nhiều công trình của nước ta và trên thế giới với hiệu quả xử lý cao và chi phí tối ưu nhất. Quá trình phân tách chất bẩn và vi sinh vật hoàn toàn bằng màng MBR nên không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, ưu điểm vượt trội này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và diện tích xây dựng. Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý cho thấy công nghệ này cho hiệu quả xử lý rất tốt, chất lượng nước đầu ra cao và ổn định, đáp ứng yêu cầu cao nhất của các tiêu chuẩn xả thải.

7. Quy trình xử lý nước thải của cơ sở sản xuất bánh tráng

Các quy trình xử lý chính trong Trạm xử lý nước thải bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tách dầu mỡ bằng bể tách dầu, xử lý sơ bộ, tách rác để bảo vệ các công trình xử lý tiếp theo.
  • Bước 2: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
  • Bước 3: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
  • Bước 4: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng màng MBR.
  • Bước 5: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng
  • Bước 6: Bùn thải từ bể lắng được đưa về bể nén bùn, sau đó bùn được định kỳ hút.

Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh tráng

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Bể tách mỡ

Nước thải phát sinh chứa nhiều dầu, mỡ, cặn được dẫn vào bể tách mỡ. Dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng của dầu mỡ và nước mà mỡ nổi lên trên. Dầu mỡ sau đó được thu gom bằng phương pháp thủ công và đem đi xử lý.

Bể phản ứng 1

Nước thải từ bể tách mỡ được bơm qua bể phản ứng 1. Tại bể phản ứng 1, dung dịch NaOH được bơm định lượng vào để điều chỉnh lại pH nước thải thích hợp, sau đó, PAC được bơm định lượng vào bể với lưu lượng phù hợp nhằm thực hiện quá trình keo tụ. Quá trình keo tụ làm mất ổn định của hệ keo làm cho các chất ô nhiễm kết tủa thành dạng cặn nhờ vào hoạt động của 1 motour khuấy.

Bể phản ứng 2

Nước thải từ bể phản ứng 1 đi vào bể phản ứng 2. Tại bể phản ứng 2, polyme trợ keo được bơm định lượng vào bể để tăng khả năng kết dính và keo tụ nước thải.

Bể keo tụ tạo bông

Nước thải từ bể lắng 2 chảy vào bể keo tụ tạo bông. Tại đây, các bông cặn kết tủa thành bông cặn lớn.

Bể lắng hóa lý

Sau khi các bông cặn hình thành, nước thải chảy vào bể lắng hóa lý. Lượng cặn này sẽ lắng xuống đáy bể được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong tràn qua các máng răng cưa ở trên bề mặt bể và chảy tràn qua bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý sinh học phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể. Ngoài ra, bể điều hòa còn giúp giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư; Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định; Phân hủy một phần các chất ô nhiễm. Nước thải sau đó được bơm điều hòa bơm về bể thiếu khí anoxic.

Bể thiếu khí anoxic

Bể thiếu khí được xáo trộn bằng 2 máy khuấy chìm nhằm tránh quá trình lắng cặn, tạo điều kiện để dòng tuần hoàn chứa Nitrit, Nitrat từ bể hiếu khí sang trộn đều khắp bể. Từ đó, các vi sinh thiếu khí khử các chất dinh dưỡng chứa Nitrit, Nitrat thành các sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được. Nước thải sau khi qua bể thiếu khí sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí MBBR.

Bể sinh học hiếu khí MBBR

Bể xử lý sinh học hiếu khí MBBR có chế độ hoạt động liên tục, xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí bám dính trên các giá thể di động bên trong bể. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Không khí ở đây được cấp vào nhờ máy thổi khí hoạt động luân phiên 24/24h. Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80 – 95%, đồng thời lượng bùn sinh ra cũng không nhiều như ở quá trình xử lý vi sinh bằng các pháp pháp cổ điển. Cơ chế quá trình chuyển hóa chất hữu cơ (chất gây ô nhiễm) thành chất vô cơ (chất không gây ô nhiễm)

Dần theo thời gian lớp vi sinh vật dính bám này càng dày, lúc này chỉ có những vi sinh vật bề mặt mới lấy được thức ăn, còn những vi sinh vật ở bên trong không lấy được thức ăn sẽ phân hủy nội bào, bong tróc ra và trôi theo nước sang ngăn lắng. Một phần nước sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm xử lý triệt để các chất dinh dưỡng.

Bể màng MBR

MBR là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công nghệ màng với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học.

Với công nghệ này có tác dụng:

–  Giảm hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng nhanh chóng đặc biệt là nito.

– Cặn lơ lửng được khử hoàn toàn ở dòng ra.

– Hiệu quả khử trùng tốt.

Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học mà bùn này đã được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.

Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học sẽ gia tăng nhanh chóng làm cho khả năng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Ngoài ra, nước thải sau xử lý cũng đạt chất lượng cao với nước trong và không cặn lơ lửng

Nước sau quá trình lọc màng sẽ được bơm ra nguồn tiếp nhận. Tại đây nước được khử trùng bằng Chlorine trước khi thải ra môi trường. Quá trình tiêu diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh. Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý. Nước sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT – Cột B.

Bể chứa bùn

Bể chứa bùn có nhiệm vụ làm tăng mật độ bùn trong dòng đồng thời phân hủy một phần bùn. Phần nước trong phía trên đưa về bể tách dầu mỡ để xử lý tiếp, phần bùn ở đáy được hút bỏ định kỳ bằng xe chuyên dụng.

8. Các công trình tiêu biểu mà Đoàn Gia Phát đã thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải

Dự án Thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu chung cư Hope Garden công suất 220 m3/ngày đêm – Công ty Cổ phần Địa ốc và Đầu tư Phúc Yên.

Dự án Thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Trung tâm thương mại Dịch vụ tiệc cưới công suất 350 m3/ngày đêm – Công ty Cổ phần Lý Gia Linh.

Dự án Thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu dân cư Lago Centro City công suất 500 m3/ngày đêm – Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng GreebGroup.

Dự án Thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu dân cư The Pearl Riverside công suất 140 m3/ngày đêm – Công ty Cổ phần Pan Bến Lức.

9. Một số hình ảnh về hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản xuất bánh tráng

Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh tráng

Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh tráng

Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bánh tráng

10. Lựa chọn Đoàn Gia Phát để thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải

       Công ty Đoàn Gia Phát được sự tin tưởng của khách hàng, vì thế Công ty chúng tôi luôn là doanh nghiệp đứng hàng đầu về uy tín cũng như chất lượng trong ngành môi trường tại Việt Nam

       Công ty chúng tôi luôn cố gắng học hỏi để đáp ứng những nhu cầu cũng như các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất của khách hàng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách sự hài lòng và tin tưởng. Quý khách hàng khi có nhu cầu hãy liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ sau để tư vấn hỗ trợ và nhận giá ưu đãi nhất.

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Liên hệ ngay: Công ty TNHH TM-DV-XD Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn

Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.