
- Th2 12, 2020
- Linh Võ
- Đánh giá tác động môi trường
- 0 Comments
Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn miễn phí và lập Đánh giá tác động môi trường cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên toàn quốc, hỗ trợ pháp lý tối đa cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay 0917.330.133 để được hỗ trợ và tư vấn.
1. Bạn đang cần lập Đánh giá tác động môi trường
Trong quá trình hoạt động, bạn quên đi việc lập các hồ sơ môi trường của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai. Đến khi bị kiểm tra sẽ bị xử phạt rất nặng bởi vi phạm luật bảo vệ môi trường 2015, nghị định 155/2016/NĐ-CP, nghị định 18/2015/NĐ-CP, nghị định 40/2019/NĐ-CP và văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTNMT.
Vì sự thiếu hiểu biết về luật môi trường dẫn đến nhiều vi phạm nghiêm trọng bạn không hề biết ví dụ như: trước khi đi vào hoạt động sản xuất bạn phải có bản kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường tùy thuộc vào quy mô sản xuất.
Sau khi đi vào hoạt động bạn phải có hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ, giấy phép khai thác nước ngầm, giấy phép xả thải vào nguồn nước và sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục, quy trình thực hiện, các giấy tờ nào cần chuẩn bị, luật nào quy định, nộp ĐTM cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai ở đâu, hãy tham khảo bài viết sau của công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát để biết thêm chi tiết.
2. Hồ sơ môi trường cần thiết để lập Đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường ( phải có trước khi đi vào hoạt động).
- Giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có sử dụng nước ngầm).
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước (nếu có hệ thống xử lý nước thải).
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Với tính chất nước thải có mức độ ô nhiễm, có thể ảnh hưởng đến môi trường, các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần có hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo giảm thiểu mức độ ô nhiễm thấp nhất có thể. Nếu bạn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, hãy liên hệ với Công ty Đoàn Gia Phát ngay nhé!
3. Luật quy định lập Đánh giá tác động môi trường
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
- Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTNMT quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi lập Đánh giá tác động môi trường
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Kết quả tham vấn cộng đồng nơi thực hiện dự án
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường (ít nhất 03 đợt khảo sát)
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải của dự án
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
- Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
5. Quy trình thực hiện lập Đánh giá tác động môi trường
- Xác định phạm vi: xác định các vấn đề môi trường liên quan và phạm vi nghiên cứu ĐTM
- Tiến hành khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, điều kiện môi trường khu vực dự án xác định sự phù hợp với yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực
- Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn và mức độ gây ô nhiễm của các chất thải phát sinh, công tác bảo vệ môi trường của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại
- Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải đã và đang sử dụng.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xác định nhóm cộng đồng liên quan / quan tâm đến quá trình ĐTM dự án: chủ dự án, nhà đầu tư (người/tổ chức tài trợ hoặc cho vay tiền), Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư.
- Lập báo cáo ĐTM trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh / thành (Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương).
- Tiến hành gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án.
6. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ Đánh giá tác động môi trường
- Nộp tại Sở tài nguyên môi trường đối với cơ sở có quy mô, tính chất nằm trong quy định thuộc cấp Tỉnh
7. Thời hạn thẩm định hồ sơ Đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là ba mươi (30) ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8. Tại sao khách hàng tìm đến chúng tôi
Với kinh nghiệm 6 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập hồ sơ môi trường, tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp, cung cấp vi sinh hóa chất…, chúng tôi tự tin giúp bạn hoàn thiện hồ sơ này trong thời gian nhanh nhất, mang đến quý doanh nghiệp những dịch vụ tốt nhất mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ 24/7!
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn
Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.