blog img

      Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn và lập giấy phép xả thải vào nguồn nước với chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian, hỗ trợ pháp lý tối đa cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay 0917.330.133 để biết thêm thông tin chi tiết.

       Bạn là chủ của doanh nghiệp, bạn đang đau đầu không biết cần những hồ sơ môi trường nào, chi phí ra sao và thủ tục thế nào để công ty của bạn đi vào hoạt động một cách trơn tru nhưng vẫn làm đúng với những quy định của nhà nước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và giải đáp thắc mắc nhanh nhất.

1. Lý do phải xin giấy phép xả thải

       Nhằm giúp các cơ quan quản lý ở nước ta giám sát được chất lượng nước thải thải ra của các cơ sở sản xuất có đúng như theo quy định hay không, để cơ quan nhà nước có thể bảo vệ môi trường một cách tốt hơn, mà các doanh nghiệp bắt buộc phải lập giấy xin phép xả thải.

       Đây là quá trình lập báo cáo, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải đến môi trường nước tiếp nhận, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về công nghệ nhằm quản lý nước thải trước khi xả ra môi trường đảm bảo đạt theo quy chuẩn Việt Nam.

2. Đề án xả nước thải vào nguồn nước khác với báo cáo xả nước thải vào nguồn nước như thế nào?

       Để lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, doanh nghiệp/công ty/dự án của bạn phải đi vào hoạt động, có công trình xử lý nước thải và phát sinh nước thải. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục pháp lý cho dự án một cách nhanh nhất và hoàn thiện nhất, Quý công ty có thể lập đề án xả nước thải vào nguồn nước khi dự án chưa có công trình xử lý nước thải hoặc đã có công trình xử lý nhưng chưa có hoạt động xả nước thải.

3. Đối tượng cần phải đăng kí giấy phép xả thải

  • Các cơ sở kinh doanh sản xuất, dịch vụ xả nước thải với quy mô lớn hơn 5 m³/ngày.đêm.
  • Các cơ sở kinh doanh sản xuất, dịch vụ xả nước thải với quy mô thấp hơn 5 m³/ngày.đêm và thuộc các lĩnh vực sau:

+ Dệt nhuộm, may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công nghệ giặt tẩy.

+ Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại, sản xuất linh kiện điện tử;

+ Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

+ Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu; chế biến sản phẩm dầu mỏ;

+ Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

+ Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;

+ Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

4. Mẫu viết báo cáo xả thải/đề án xả thải

       Đề án xả nước thải vào nguồn nước được lập theo mẫu 35, trong khi báo cáo xả thải được lập theo mẫu 36, thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

5. Một số giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy phép xả thải

Đối với hồ sơ báo cáo xả thải

  • Đơn đề nghị cấp phép.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
  • Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
  • Hồ sơ xin giấy phép xả thải, kèm quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả phân tích nước thải trước xử lý, sau xử lý và nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải.
  • Sổ theo dõi lưu lượng xả thải.
  • Bản đồ vị trí khu vực xả thải tỷ lệ 1/10.000.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Bản sao y giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ thoát nước mưa, nước thải, hóa đơn tiền nước 3 tháng gần nhất.

Đối với hồ sơ đề án xả nước thải

  • Đơn đề nghị cấp phép.
  • Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
  • Hồ sơ xin giấy phép xả thải, kèm quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
  • Bản đồ vị trí khu vực xả thải tỷ lệ 1/10.000.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Bản sao y giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ thoát nước mưa, nước thải.

6. Quy trình thực hiện

  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
  • Xác định các nguồn nước thải gây ô nhiễm của dự án
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
  • Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm (trường hợp cho báo cáo xả thải)
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu nguồn tiếp nhận là kênh, rạch)
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu nguồn tiếp nhận là sông)
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
  • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt hồ sơ xả thải.

7. Luật quy định về việc lập giấy phép xả thải

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014.
  • Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012.
  • Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
  • Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
  • Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

8. Tại sao khách hàng tìm đến chúng tôi

       Nếu bạn đang muốn tìm 1 công ty dịch vụ môi trường để lập hồ sơ xin giấy phép xả thải thì bạn nên đặt niềm tin vào công ty chúng tôi. Với kinh nghiệm 6 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập hồ sơ môi trường, tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp, cung cấp vi sinh hóa chất…, chúng tôi tự tin giúp bạn hoàn thiện hồ sơ này trong thời gian nhanh nhất, mang đến quý doanh nghiệp những dịch vụ tốt nhất và lợi ích thiết thực cho khách hàng.

       Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí 24/7. Vì vậy còn chần chờ gì nữa mà không nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: sales.manager@dgpgroup.vn

Xem thêm tại: https://moitruongdgp.com/.