blog img

Các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động luôn gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý, giấy tờ liên quan để có thể hoạt động chính thức và hợp pháp, trong các thủ tục hồ sơ pháp lý thì hồ sơ pháp lý về môi trường là một trong những thủ tục khá quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tùy theo quy mô ngành nghề đặc trưng của các ngành sản xuất thì mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện các hồ sơ khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật lại cho quý khách hàng các hồ sơ pháp lý môi trường cần thiết cho doanh nghiệp và trình tự các bước thực hiện hồ sơ môi trường như sau:

1.HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM (đề án bảo vệ môi trường chi tiết)
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường (cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, phiếu đạt tiêu chuẩn môi trường)
  • Hồ sơ vận hành thử nghiệm, hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải Chất Thải Nguy Hại.
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (báo cáo quan trắc, báo cáo giám sát môi trường)
  • Giấy phép khai thác nước ngầm.
  • Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm, kê khai đóng thuế tài nguyên, kê khai cấp quyền khai thác
  • Giấy phép xả thải.
  • Báo cáo tình hình xả nước thải vào nguồn nước, kê khai đóng phí nước thải
  • Giấy phép đấu nối vào cống thoát nước
  • Đo đạc môi trường lao động
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
  • Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.
  • Hồ sơ kiểm định an toàn: chống sét, xe nâng, cần trục, thang máy.
HỒ SƠ PHÁP LÝ MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP
HỒ SƠ PHÁP LÝ MÔI TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP

2. Hồ sơ môi trường cần thực hiện trước khi xây dựng nhà máy, hoặc trước khi mở rộng nhà xưởng, hoặc thay đổi quy trình sản xuất, công suất sản phẩm

a. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với các đối tượng sau:

Đối tượng phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II cột 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Dự án không thuộc danh mục cột 3 phụ lục II có phát sinh tổng lượng nước thải công nghiệp từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ dự án nuôi trồng thủy sản) hoặc từ 20.000 m3 khí thải/giờ hoặc 10 tấn chất thải rắn/ngày (24 giờ) trở lên.

b. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường với các đối tượng sau:

Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

3 Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp cần có khi đã đi vào hoạt động

a. Hồ sơ môi trường ban đầu :Các doanh nghiệp cần kiểm tra lại bộ hồ sơ pháp lý môi trường ban đầu của công ty từ lúc đi vào hoạt động đến thời điểm hiện tại đã thực hiện các hồ sơ như sau : hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường/hồ sơ đề án chi tiết/hồ sơ đề án đơn giản/cam kết bảo vệ môi trường/phiếu đạt tiêu chuẩn môi trường nếu chưa thực hiện cần phải thực hiện bổ sung lại hồ sơ môi trường như mục 2. Hồ sơ pháp lý môi trường cần thực hiện trước khi xây dựng nhà máy, hoặc trước khi mở rộng nhà xưởng, hoặc thay đổi quy trình sản xuất, công suất sản phẩm.

 Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH12 có hiệu lực;
  • Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 40/2019-NĐ-CP Ngày 13/5/2019 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi Trường, UBND Quận Huyện, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận, Huyên, Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp Tỉnh, Thành Phố

b. Hồ sơ vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

Các doanh nghiệp công ty sản xuất thuộc đối tượng phải thực hiện lập hồ sơ vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019-NĐ-CP Ngày 13/5/2019 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Sau khi các doanh nghiệp xây dựng hoàn thiện công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất, lắp đặt thiết bị máy móc, lắp đặt hoàn thiện tất cả các công trình bảo vệ môi trường đã cam kết thực hiện trong hồ sơ báo cáo đánh giá tác động phải tiến hành lập hồ sơ vận hành thử nghiệm gửi cơ quan nhà nước sau bước lấy mẫu vẫn hành ổn đinh đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành lập hồ sơ để được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.

 Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Nghị định 40/2019-NĐ-CP Ngày 13/5/2019 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi Trường,Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp Tỉnh, Thành Phố

c. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hay còn gọi là báo cáo quan trắc bảo vệ môi trường

Tất cả các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sẽ tiến hành lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường  theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Tần suất đo đạc kết quả quan trắc môi trường được thực hiện theo chương trình giám sát cam kết trong hồ sơ môi trường ban đầu của doanh nghiệp, hoặc theo quy định quan trắc tại nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

 Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Nghị định 40/2019-NĐ-CP Ngày 13/5/2019 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

d. Sổ chủ nguồn thải chất thải chất thải nguy hại

Các đối tượng lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại như sau:

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.
  2. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ:
  •  Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
  •  Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khój phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển

Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
  • Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu
  • Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ y tế – Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

e. Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại

Khi doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại phải tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định

+ Thu gom tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh

+ Tối đa 6 tháng 1 lần chuyển giao cho đơn vị thu gom

+ Chứng từ thu gom CTNH theo 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

+ Bàn giao  ký hợp đồng CTNH cho đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý  chất thải nguy hại

f. Hợp đồng thu gom phế liệu, chất thải công nghiệp không nguy hại

+ Hóa đơn khi thu gom

+ Biên bản giao nhận chất thải công nghiệp, phế liệu

+Hợp đồng thu gom

g. Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt

Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom chất thải sinh hoạt

+ Hóa đơn

+ Biên lai thu tiền

+ Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt

h. Báo cáo quản lý Chất thải nguy hại

Hiện nay báo cáo quản lý chất thải nguy hại sẽ được báo cáo tích hợp trong cuốn báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm vì vậy trong cuốn báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ được đính kèm các giấy tờ sau:

+ Chứng từ liên năm bản gốc

+ Hợp đồng thu gom CTNH

+ Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt, phế liệu

+ Sổ chủ nguôn thải CTNH

i. Giấy phép khai thác nước ngầm

-Đối với doanh nghiệp sử dụng giếng khoan phục vụ cho mục đích sinh hoạt sẽ tiến hành lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm.

-Công ty phải tiến hành lập Sổ theo dõi lưu lượng nước khai thác hàng ngày, quan trắc lưu lượng, mực nước tĩnh nước động,  Lắp đồng hồ, xây bệ bảo vệ.

-Gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm trước ngày hết hạn 3 tháng.

-Tiến hành đo đạc quan trắc phân tích chất lượng nước giếng khoan theo tần suất quy định trong giấy phép, tổng hợp lập báo cáo tình hình khai thác nước ngầm gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường trước 31/12 hàng năm.

Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;
  • Căn cứ vào nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013  quy định việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  • Căn cứ theo Thông tư số:  27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số: 201/NĐCP ban hành ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước;

Khi  sử dụng nước giếng khoan phải Kê khai đóng phí tài nguyên nước theo quy định sau:

  • Nghị định 1084/2015/UBTVQH về biểu suất thuế tài nguyên.
  • Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Kê khai cấp quyền khai nước theo quy định sau:

  • Căn cứ Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2017.
  • Căn cứ Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 30/03/2016 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành quy định tạm giá tính thuế tài nguyên năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 09/04/2016

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, UBND Tỉnh, TP, Quận, Huyện (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

k. Giấy phép xả thải vào nguồn nước

– Đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải và đã tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường sẽ tiến hành lập hồ sơ xin giấy phép xả thải.

-Công ty phải tiến hành lập Sổ theo dõi lưu lượng xả thải hàng ngày, vận hành hệ thống xử lý nước thải ổn định.

-Gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm trước ngày hết hạn 3 tháng.

-Tiến hành đo đạc quan trắc phân tích chất lượng nước thải theo tần suất quy định trong giấy phép, tổng hợp lập báo cáo tình hình xả thải gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường trước 31/12 hàng năm.

Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;
  • Căn cứ vào nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013  quy định việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  • Căn cứ theo Thông tư số:  27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số: 201/NĐCP ban hành ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, UBND Tỉnh, TP, Quận, Huyện (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

Ngoài ra công ty phải tiến hành kê khai đóng phí nước thải theo nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

l. Giấy phép đấu nối vào cống thoát nước

Đây là hồ sơ pháp cần thiết đề lập hồ sơ xin giấy phép xả thải đối với trường hợp nước thải sau xử lý của doanh nghiệp được đấu nối vào cống thoát nước trên các tuyến đường.

Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  • Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  • Căn cứ quy định về thi công xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh;
  • Căn cứ quy định tại Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 4 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về sửa đổi, bổ sung 1 số điều tại Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 ban hành Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Phòng Quản Lý Đô Thị Quận, Huyện (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
  • Đơn vị quản lý tuyến đường như: Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật…..

4. Một số quy yêu cầu khác về hồ sơ môi trường

a. Đo đạc môi trường lao động

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp định kỳ hàng năm 1 năm/lần phải tiến hành đo đạc kết quả môi trường lao động làm việc của công ty

Thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện:

  • Thực hiện Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25/06/2015 và
  • Nghị định số 44: 2016/NĐ – CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ.

b. Kiểm định máy móc thiết bị

Ngoài ra trong quá trình hoạt động sản xuất có sử dụng một số máy móc thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn định kỳ phải tiến hành kiểm định như: Xe nâng, Chống sét, Cần trục, lò hơi, bình khí nén….

c. Nước thải

Phải tách riêng nước mưa, không để nước mưa chảy tràn vào Hệ thồng xử lý nước thải

Xử lý đảm bảo đạt QCVN

Chỉ xả ra môi trường khi đã xử lý và có giấy phép xả thải

d.Khí thải

Xử lý đạt QCVN 19: 2009 và QCVN 20:2009 BTNMT cột B trước khi xả khí thải ra môi trường.

Phải có hệ thống quạt hút và đường ống thu gom.

e. Chất thải 

Các loại chất thải phát sinh phải được phân loại thành khu vực riêng biệt khu lưu chứa riêng.

+ Khu vực chứa CTNH

  • Có mái che nắng che mưa, cao ráo, đảm bảo không bị ngập lụt, các bao bì đựng chất thải có pallet kê lên cao để tránh đổ ra nền;
  • Sàn nhà chứa CTNH kín khít, không rạn nứt, được làm bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hoá học với CTNH;
  • Sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng CTNH;
  • Tường và vách ngăn nhà chưa CTNH được làm bằng vật liệu không cháy.

+ Bao bì lưu giữ chất thải nguy hại

  • Toàn bộ bao bì chứa CTNH có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hoá học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải;
  • Mỗi loại chất thải được phân loại và lưu trữ riêng biệt.
  • Bên ngoài bao bì được dán nhãn ghi tên chất thải, mã số quản lý…. các loại chất thải một cách rõ ràng.
  • Không để lẫn với chất thải rắn, chất thải sinh hoạt.

5. Lý do chọn Công ty Đoàn Gia Phát tư vấn hồ sơ  môi trường cho doanh nghiệp

Bài viết trên đây đã cập nhật cơ bản tất cả các hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp cần thực hiện, để qúy khách hàng có thể tìm hiểu kỹ hơn về từng hồ sơ thì trên webside:https://doangiaphatgroup.vn của công ty đã cập nhật các bài viết về riêng cho từng hồ sơ cụ thể, ngoài ra quý khách hàng có thể tìm hiểu  thêm ở trang webside sau https://moitruongdgp.com 

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh tư vấn môi trường công ty môi trường Đoàn Gia Phát luôn không ngừng nổ lực học hỏi tích lũy kinh nghiệm để đem lại cho quý khách hàng các dịch vụ uy tín chất lượng nhất.

Hãy liên hệ cho công ty chúng theo địa chỉ sau nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thực hiện các hồ sơ môi trường cũng như muốn giải đáp các thắc mắc về các hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: doangiaphat@dgpgroup.vn